Xếp hạng tỉnh thành: 28 địa phương có quy mô GRDP tương đương nơi giàu nhất nước

Nguồn: TCTK, UBND và cơ quan thống kê các địa phương, theo số liệu ước tính
TP.HCM 1780000
TP. Hà Nội 1430000
Tỉnh Bình Dương 520205
Tỉnh Đồng Nai 493819
TP. Hải Phòng 445995
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 417306
Tỉnh Quảng Ninh 347500
Tỉnh Thanh Hóa 318752

Như vậy, có 27 tỉnh, thành phố có tổng sản phẩm trên địa bàn – là quy mô GRDP ở mức từ trên 100.000 đến dưới 300.000 tỉ đồng, cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về quy mô GRDP tại nhiều tỉnh, thành phố.

TOP đầu có ba thành phố trực thuộc trung ương

Nằm trong top các địa phương dẫn đầu gồm có TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh và Thanh Hóa.

Hai TP trực thuộc trung ương là TP.HCM, Hà Nội vẫn tiếp tục đứng đầu bảng khi có quy mô kinh tế lớn nhất nước, lần lượt đạt mức 1,78 triệu tỉ đồng và 1,43 triệu tỉ đồng. Cùng đó, Hải Phòng là TP trực thuộc trung ương nằm ở vị trí thứ 5 với 445.995 tỉ đồng.

Ngoài ra, các địa phương phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều khu công nghiệp, trung tâm sản xuất công nghiệp, năng lượng lớn nhất cả nước, có quy mô kinh tế đều ở mức trên 400.000 tỉ đồng.

Trong năm nay, Thanh Hóa mặc dù vẫn giữ vị trí thứ 8, song lần đầu tiên quy mô GRDP vượt lên mức 318.752 tỉ đồng. Kết quả này giúp Thanh Hóa trở thành địa phương liên tục dẫn đầu trong nhóm các địa phương thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Nhóm các địa phương có quy mô kinh tế dưới mức 300.000 tỉ đồng ghi nhận có 55 tỉnh thành, song chỉ có 4 địa phương đạt mức trên 200.000 tỉ đồng. Bao gồm có Bắc Ninh (232.000 tỉ đồng), Nghệ An (216.943 tỉ đồng), Hải Dương (212.386 tỉ đồng), Bắc Giang (207.000 tỉ đồng).

Nguồn: TCTK, UBND, cục thống kê địa phương, số liệu ước tính
Vĩnh Phúc 173140
Long An 168108
Thái Nguyên 162500
Hưng Yên 159844
TP Đà Nẵng 151307
Kiên Giang 144000
Đắk Lắk 141362
Tiền Giang 137272
Lâm Đồng 134289
TP Cần Thơ 133064
Quảng Ngãi 132653
Bình Định 130799
Quảng Nam 129000
Khánh Hòa 128760
An Giang 126771
Đồng Tháp 124127
Tây Ninh 123878
Bình Thuận 121000
Bình Phước 115357
Nam Định 113329
Hà Tĩnh 112855
Gia Lai 111208
Phú Thọ 107300

Còn lại, có 22 địa phương có quy mô GRDP từ mức trên 100.000 – dưới 200.000 tỉ đồng. Trong số này có hai TP trực thuộc trung ương là Đà Nẵng, Cần Thơ.

Còn lại các địa phương trải đều ở khắp các vùng miền, song chiếm tỉ lệ nhiều nhất là ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long…

Với 28 địa phương có quy mô GRDP dưới mức 100.000 tỉ đồng, phần lớn nằm ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên… Tổng quy mô kinh tế của các địa phương này tương đương với quy mô GRDP của TP cao nhất nước là TP.HCM.

Trong số này có 8 địa phương có GRDP dưới 50.000 tỉ đồng gồm Lạng Sơn (49.736 tỉ đồng); Yên Bái (48.662 tỉ đồng); Kon Tum (40.946 tỉ đồng); Hà Giang (35.822 tỉ đồng), Điện Biên (31.663 tỉ đồng), Lai Châu (31.024 tỉ đồng), Cao Bằng (25.204 tỉ đồng) và Bắc Kạn (18.744 tỉ đồng).

Như vậy, tỉnh có GRDP thấp nhất là Bắc Kạn so với địa phương có quy mô GRDP cao nhất là TP.HCM có khoảng cách lên tới gần 100 lần.

Nguồn: TCTK, UBND, cục thống kê địa phương, theo số liệu ước tính
Ninh Bình 98900
Trà Vinh 96623
Cà Mau 87535
Vĩnh Long 83668
Sóc Trăng 80147
Huế 80000
Lào Cai 77223
Sơn La 76626
Bến Tre 74178
Hòa Bình 72180
Thái Bình 71326
Hậu Giang 68463
Bạc Liêu 65625
Phú Yên 62597
Quảng Bình 60179
Ninh Thuận 60161
Hà Nam 56116
Đắk Nông 55700
Quảng Trị 53508
Tuyên Quang 50424

Nơi nào có mức tăng trưởng và GRDP bình quân đầu người cao nhất?

Xét về tốc độ phát triển tổng sản phẩm trên địa bàn (tăng trưởng GRDP), top 10 địa phương là các tỉnh, thành: Bắc Giang dẫn đầu với 13,85%, Thanh Hóa: 12,16%; Bà Rịa – Vũng Tàu: 11,72%; Hải Phòng: 11,01%; Hà Nam: 10,93%; Lai Châu: 10,52%; Hải Dương: 10,2%; Khánh Hòa: 10,16%; Trà Vinh: 10,06%; Nam Định: 10,01%…

Nhóm địa phương có mức tăng trưởng GRDP thấp nhất gồm: Hà Giang: 6,05%; Bắc Ninh: 6,03%; Lạng Sơn: 6,01%; Quảng Trị: 5,97%; Bến Tre: 5,68%; Vĩnh Long: 5,65%; Đắk Lắk: 5,08%; Đắk Nông: 4,87%; Quảng Ngãi: 4,07%; Lâm Đồng: 4,02%; Gia Lai: 3,28%.

Mặc dù có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước, song TP.HCM lại không phải là địa phương có GDP bình quân đầu người cao nhất. Nắm giữ vị trí này là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với hơn 9.000 USD/người, tiếp đến là Hải Phòng với 8.665 USD/người. 

Trong khi tại TP.HCM là 7.600 USD/người; Hà Nội là 6.406 USD/người; Đà Nẵng là 4.719 USD/người, Cần Thơ là 4.162 USD/người và Huế là 2.840 USD/người.

Những địa phương có GRDP bình quân trên đầu người ở mức thấp gồm có Hà Giang (1.540 USD/người), Gia Lai (2.665 USD/người), Yên Bái (2.206 USD/người), Bắc Kạn (2.233 USD/người), Quảng Bình (2.550 USD/người), Sơn La (2.257 USD/người), Bến Tre (2.225 USD/người)…

Theo cơ quan thống kê, trong năm 2024 quy mô GDP của nước ta ước đạt 11.511,9 nghìn tỉ đồng, tương đương 476,3 tỉ USD. GDP bình quân đầu người năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 114 triệu đồng/người, tương đương 4.700 USD, tăng 377 USD so với năm 2024.