Ông Phạm Nhật Vượng: ‘Chúng tôi đã làm là phải làm lớn’

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiết lộ sẽ đầu tư thêm mảng hạ tầng năng lượng tái tạo với số vốn hàng tỷ USD, minh chứng cho triết lý “đã làm phải lớn” của Vingroup.

Sáng 24/4, Tập đoàn Vingroup tổ chức phiên họp thường niên năm 2025. Trong phiên thảo luận kéo dài khoảng nửa giờ đồng hồ, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, đều dành phần trả lời hầu như mọi câu hỏi của các cổ đông.





Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup, trực tiếp trả lời phần lớn các câu hỏi của cổ đông tại phiên họp thường niên sáng 24/4. Ảnh: VIC

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup, trực tiếp trả lời phần lớn các câu hỏi của cổ đông tại phiên họp thường niên sáng 24/4. Ảnh: VIC

Các dự án hạ tầng lớn của đất nước, trong đó có nhiều lĩnh vực mới, mà Vingroup thực hiện trở thành chủ đề “nóng” phiên thảo luận năm nay.

Hiện Vingroup có ba trụ cột chính là bất động sản, công nghệ – công nghiệp và thiện nguyện xã hội. Tuy nhiên, theo tỷ phú Phạm Nhật Vượng, công ty sẽ nghiên cứu, mở thêm hai trụ cột kinh doanh mới khi tham gia vào mảng hạ tầng và năng lượng.

Cụ thể, Vingroup đã đề xuất với Chính phủ để thực hiện dự án đường sắt cao tốc Phú Mỹ Hưng – Cần Giờ và dự án đường sắt Hà Nội – Quảng Ninh. Ngoài ra, doanh nghiệp này đã đăng ký với các cơ quan Nhà nước đến năm 2030 sẽ phát triển 22,5 GW điện năng lượng tái tạo và LNG.

Theo ông Vượng, có ba lý do khiến Vingroup tham gia lĩnh vực điện. Đầu tiên, tập đoàn muốn tạo ra một hệ sinh thái xanh, xe điện sẽ sử dụng điện thân thiện với môi trường, “xanh từ đầu đến cuối”. Ngoài ra, công ty muốn giải quyết việc thiếu năng lượng, nhất là điện xanh. Cuối cùng, công ty làm các dự án này vì muốn đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Chủ tịch Vingroup cũng nhấn mạnh sẽ phải đảm bảo an toàn vốn. Theo đó, tập đoàn sẽ sử dụng 15% vốn tự có, 35% vay ngân hàng còn 50% là hợp đồng tổng thầu EPC (một loại hợp đồng tổng thầu sẽ thực hiện và sau đó bàn giao cho chủ đầu tư). “Chúng tôi đặt mục tiêu sẽ làm lớn”, ông Phạm Nhật Vượng khẳng định.

Tháng 3 năm nay, trong công văn gửi Chính phủ, Vingroup đã đề xuất thực hiện các dự án điện tái tạo, điện khí LNG có tổng công suất khoảng 25.500 MW. Số vốn đầu tư là 25-30 tỷ USD. Phần còn lại (27.000 MW) sẽ được triển khai trong giai đoạn 2031-2035.

Như mọi phiên họp thường niên nhiều năm qua của Vingroup, VinFast tiếp tục là chủ đề được nhiều người quan tâm.

“VinFast sẽ hướng tới chiếm bao nhiêu thị phần tại thị trường xe ở Việt Nam và doanh số tại nước ngoài dự kiến tăng lên bao nhiêu”, đại diện chứng khoán HSC đặt câu hỏi về chiến lược kinh doanh sắp tới của hãng xe này.

Tiếp tục là người đại diện Vingroup trả lời cổ đông, ông Phạm Nhật Vượng cho biết năm nay lên kế hoạch bán 200.000 xe năm nay, chiếm khoảng 40% số xe bán ra tại thị trường Việt Nam. Theo ông, đây là con số cao nhất mà một hãng xe có thể đạt được từ trước tới nay.

Ông Phạm Nhật Vượng thừa nhận hiện doanh số tại thị trường nước ngoài đóng góp chưa nhiều cho VinFast. Nhưng ông cũng khẳng định, việc bán xe tại nước ngoài một phần để tăng doanh thu.

“Nhưng quan trọng hơn là để ‘cắm cờ’. Chúng tôi bán xe ở nước ngoài vì muốn chứng minh ôtô VinFast có thể chinh phục thị trường khó tính nhất”, ông Vượng nói. Trong năm 2024, hãng xe này đã bàn giao khoảng 10.000 chiếc tại thị trường nước ngoài, bằng khoảng 10% tổng lượng xe bán ra toàn cầu.

Tuy nhiên, trong tương lai, ông Vượng tin rằng thị trường nước ngoài mới là tâm điểm của công ty. Trước mắt, VinFast sẽ tập trung vào Ấn Độ, Indonesia, Philippines. Nhà máy ở Ấn Độ sẽ khai trương vào cuối tháng 6 còn nhà máy Indonesia sẽ hoàn thành vào tháng 10 năm nay. Tỷ phú này khẳng định doanh số tại thị trường nước ngoài sẽ có sự khác biệt vào năm 2026 khi hai nhà máy mới này đi vào hoạt động.

Ở nước ngoài, VinFast sẽ đầu tư thêm trạm sạc để tăng lợi thế cạnh tranh, giống với Việt Nam. Ông Vượng nói mình “tự tin cạnh tranh với các đối thủ” vì có giá tốt so với thị trường và nhiều chính sách hậu mãi – điều mà các hãng khác bỏ qua.

Liên quan mảng công nghệ, ông Vượng nhấn mạnh luôn quan tâm đến việc đưa được những doanh nghiệp hàng đầu tới Việt Nam và tạo cơ sở phát triển nền tảng khoa học công nghệ cho đất nước. Hiện tại, Vingroup đã lập quỹ đầu tư mạo hiểm 150 triệu USD để đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ.

“Mục tiêu của Vingroup là thúc đẩy nền tảng công nghệ cho đất nước. Hai là tạo nhiều cơ hội lớn cho nhiều bạn trẻ khởi nghiệp”, ông nói

Trọng Hiếu