Bloomberg: Việt Nam còn nhiều dư địa tăng trưởng


10h09

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Năng lực sáng tạo của khu vực tư nhân là vô hạn

Trong vai trò nhà sáng lập Sovico, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo dùng câu chuyện của tập đoàn để minh chứng cho năng lực, đóng góp của khối tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam.

Mở đầu, bà điểm lại Nghị quyết 68 vừa được ban hành vào tháng 5 năm nay, đã khẳng định vai trò tiên phong của khu vực kinh tế tư nhân trong việc tạo lập năng lực kinh doanh và việc làm quốc gia. Hiện kinh tế tư nhân đang đóng góp tới 65% GDP, minh chứng rõ nét cho năng lực kiến tạo giá trị, bản lĩnh cạnh tranh và tinh thần trách nhiệm đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, bà nhấn mạnh cụm từ “khát vọng phụng sự cộng đồng, phụng sự đất nước”.

Nữ lãnh đạo cho biết Sovico đã đồng hành cùng sự phát triển của đất nước hơn 30 năm qua ở nhiều lĩnh vực: ngân hàng, tài chính, hàng không, phát triển đô thị lẫn chuyển đổi số. Sovico cũng là đối tác tích cực của UNESCO và Liên Hợp Quốc trong nhiều hoạt động cộng đồng, với hơn 40.000 cán bộ công nhân viên. “Năng lực sáng tạo của khu vực tư nhân Việt Nam là vô hạn và chính khu vực này đã cùng nhau giải quyết những thách thức lớn trong suốt 4 năm qua, đóng góp hàng tỷ USD và tạo dựng giá trị cho các nhà đầu tư hôm nay”, bà nói.

Những đóng góp thể hiện khá rõ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hơn 11.000 tỷ đồng đã được huy động từ các doanh nghiệp tư nhân từ các sản phẩm ngân hàng, tài chính đến từng chuyến bay hỗ trợ cộng đồng. Trong đó, HDBank – một thành viên chủ chốt trong hệ sinh thái Sovico, đã đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp trong suốt nhiều năm hình thành, phát triển, phục vụ đa dạng nhóm khách hàng – từ tiểu thương, nông dân đến các khu vực vùng sâu vùng xa. Nhà băng tăng trưởng gấp 4,5 lần chỉ trong một giai đoạn ngắn. “Đây là minh chứng rõ ràng cho sự phát triển hiệu quả, bền vững của ngân hàng tư nhân”, bà Phương Thảo nói.

Ở lĩnh vực hàng không, Vietjet Air đã kết nối bầu trời với hơn 220 triệu lượt hành khách, từ những chuyến bay nội địa đầu tiên đến mạng lưới quốc tế rộng khắp. Vietjet là một trong những đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số khi chuyển đổi toàn bộ hệ thống vé từ giấy sang điện tử. Trong năm 2024, hãng tiếp tục mở rộng mạng bay tới Ấn Độ, Australia… kết nối với hơn hàng tỷ người dân toàn cầu. Không dừng lại ở vận tải, Vietjet còn mang văn hóa Việt như phở Thìn, bánh mỳ Việt Nam lên máy bay. Giữa phần trình bày, bà Phương Thảo có một chia sẻ vui: bộ vest mặc ngày hôm nay cũng chính là bộ vest bà đã mặc vào lễ đánh cồng trong ngày Vietjet lên sàn chứng khoán Hose (28/2/2017). Câu chuyện của bà tạo nhiều tiếng cười và tràng vỗ tay từ các khách mời.





z6786180294490-93ada1159521013-8671-1790

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo nói về năng lực, đóng góp của khối tư nhân trong ngành kinh tế Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh

Tiếp nối, bà nhắc lại về những bước tiến của Vietjet trong các năm qua. Hãng không chỉ đầu tư vào vận hành hàng không mà còn xây dựng hệ sinh thái toàn diện, từ kỹ thuật, logistics đến hợp tác với các đối tác công nghệ toàn cầu. Mục tiêu dài hạn là đưa hàng không Việt Nam vươn ra thế giới, trở thành một trong những trung tâm kết nối lớn của toàn cầu.

Để hiện thực hóa các khát vọng này, thị trường vốn đóng vai trò then chốt trong việc bảo đảm tăng trưởng dài hạn. HDBank tin rằng thị trường vốn từ bất động sản công nghiệp, công nghệ cao đến tín dụng xanh, cần được khai thông mạnh mẽ hơn nữa. Trong phần trình bày, bà đưa ra khuyến nghị Chính phủ nên duy trì mặt bằng lãi suất ổn định, tỷ giá linh hoạt, thúc đẩy tín dụng số hóa, thị trường trái phiếu, các quỹ đầu tư và nguồn vốn xanh. Đồng thời, bà cho biết các đơn vị cần tận dụng hiệu quả các FTA để thu hút dòng vốn quốc tế đầu tư vào các lĩnh vực như AI, blockchain, kinh tế tuần hoàn, công nghệ “Made in Vietnam” – những chìa khóa để Việt Nam tăng tốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.