
Tọa đàm có sự tham gia của hàng trăm đại biểu – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Dưới sự chỉ đạo của UBND TP.HCM, chiều 11-7, tại phường Vũng Tàu, Sở Công Thương TP.HCM và báo Tuổi Trẻ đã tổ chức buổi tọa đàm “Không gian phát triển TP.HCM – động lực từ xây dựng chuỗi cung ứng và bán lẻ”.
Buổi tọa đàm có sự đồng hành của Công ty Informa Markets Việt Nam, Công ty cổ phần dịch vụ Di Động Trực Tuyến (M-Service) và Công ty TNHH MTV WTC Bình Dương.
TP.HCM mới được so sánh với Thượng Hải, sẽ là trung tâm mua sắm – tiêu dùng mới nổi của Đông Á
Nhận định trên được Chuyên gia Đỗ Thiên Anh Tuấn, Trường Chı́nh sách công và Quản lý Fulbright, đưa ra tại buổi tọa đàm. Sau sáp nhập với Bı̀nh Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, không gian phát triển của TP.HCM mới được mở rộng chưa từng có. TP.HCM mới hoàn toàn có cơ sở để hướng đến mô hình trung tâm mua sắm – tiêu dùng hàng đầu Đông Á.
Theo ông Tuấn, TP.HCM giờ đây trở thành một siêu đô thị đa cực, kết hợp giữa trung tâm hành chı́nh – tài chı́nh – tiêu dùng truyền thống với vùng công nghiệp – logistics – cảng biển năng động.
Về quy mô, tổng diện tı́ch địa lý của thành phố mới đạt khoảng 6.772 km², gấp hơn 3,2 lần diện tı́ch TP.HCM cũ, gấp khoảng 25 lan Kuala Lumpur hay Đài Bắc, trên dưới 10 lần Singapore, Jakarta, Seoul; 4,3 lần Bangkok và tương đương với Thượng Hải, đưa TP.HCM vào nhóm đô thị lớn bậc nhất Đông Á.
Dân số chı́nh thức đạt ngưỡng 14 triệu người, chiếm khoảng 13,5% dân so cả nước, tương đương với Tokyo, vượt Jakarta, điều này tạo nên một thị trường tiêu dùng nội địa khổng lồ. Xét về quy mô kinh tế, TP.HCM mới đạt tới khoảng 120 tỉ USD GRDP, tương đương 23,5% GDP cả nước, khẳng định vai trò đầu tàu và trung tâm tı́ch tụ kinh tế hàng đầu Việt Nam.
Sự gia tăng mạnh về dân số, thu nhập và mức sống sau sáp nhập làm gia tăng đáng kể sức mua và năng lực tiêu dùng của thành phố.
TP.HCM vốn là địa phương dẫn đầu cả nước về tổng mức bán lẻ, với hơn 1,2 triệu tỉ đồng, nay được bổ sung thêm từ Bı̀nh Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cơ cấu dân cư của TP.HCM mới cũng mang đặc trưng đô thị hóa cao, với tầng lớp trung lưu và cận trung lưu chiếm tỷ trọng lớn.
Theo ông Tuấn, nhı̀n từ góc độ thị trường, TP.HCM sau sáp nhập có đầy đủ điều kiện để trở thành trung tâm tiêu dùng và dịch vụ đa dạng nhất Việt Nam, vừa đóng vai trò đầu mối phân phối, vừa là nơi dẫn dắt thị hiếu tiêu dùng quốc gia.

TS Đỗ Thiên Anh Tuấn – Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright trình bày tham luận Định vị vai trò thương mại của TP.HCM sau sáp nhập – Phân tích quy mô sản xuất, tiêu dùng và khả năng tham gia chuỗi giá trị quốc gia – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ở cấp độ khu vực, TP.HCM bắt đầu bước vào nhóm các siêu đô thị có vai trò trung tâm thương mại – logistics cấp vùng, có thể so sánh về vai trò của những đô thị quan trọng như Singapore, Bangkok hay Thượng Hải.
TP.HCM hiện sở hữu mạng lưới dày đặc các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối và hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại. Việc tı́ch hợp với Bı̀nh Dương bổ sung thêm vai trò là hậu cứ công nghiệp với các khu kho bãi, cụm logistics tại Sóng Thần, VSIP, Bàu Bàng…
Trong khi đó, Bà Rịa – Vũng Tàu mang đến hệ thong cảng biển nước sâu Cái Mép – Thị Vải, có khả năng kết nối trực tiếp với các tuyến vận tải biển quốc tế.
Ông Tuấn cho rằng sự kết nối ba địa phương này cho phép TP.HCM mới phát triển một hệ sinh thái thương mại, logistics và sản xuất khép kı́n, đáp ứng linh hoạt cả thị trường nội địa và xuất khẩu.
TP.HCM từ lâu đã là trung tâm thương mại điện tử lớn nhất cả nước, TP.HCM mới hoàn toàn có cơ sở để hướng đến mô hình trung tâm mua sắm – tiêu dùng mới nổi của Đông Nam Á, thậm chí Đông Á.
Định vị vai trò thương mại của TP.HCM mới
Chương trình có sự tham dự của hàng trăm đại biểu là đại diện các bộ, ngành trung ương, địa phương; các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực thương mại, các hiệp hội có liên quan; đại diện các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, phân phối, logistics, thương mại điện tử, bán lẻ, đầu tư hạ tầng thương mại, logistics…
Buổi tọa đàm có ý nghĩa quan trọng, sát thực đối với ngành thương mại, chuỗi cung ứng, bán lẻ đối với siêu đô thị TP.HCM trong thời kỳ mới.
Trong đó có các tham luận sâu, kỹ, sát với thực tế sẽ được các chuyên gia kinh tế, thương mại, các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường trình bày. Buổi tọa đàm tập trung vào các chủ đề:
– Định vị vai trò thương mại của TP.HCM sau sáp nhập;
– Dữ liệu tiêu dùng và xu hướng bán lẻ tại TP.HCM;
– Tái cấu trúc từ kênh bán lẻ truyền thống;
– Hội chợ triển lãm trong không gian đô thị mới;
– Sàn Giao dịch hàng hóa và thương mại hiện đại.
Với những chủ đề sát thực và có tính chiến lược như trên, những nội dung chi tiết của phiên thảo luận sẽ đưa ra những đề xuất, giải pháp thực tiễn, gợi ý nhằm xây dựng không gian thương mại hiện đại, đồng bộ và hiệu quả cho siêu đô thị TP.HCM trong giai đoạn phát triển mới.
Từ đó nâng cao chất lượng quy hoạch không gian thương mại, phát triển hạ tầng bán lẻ thông minh, hoàn thiện chuỗi cung ứng tích hợp và thúc đẩy mô hình liên kết vùng.
Các vấn đề chính được trao đổi, thảo luận tại buổi tọa đàm gồm:
Định hướng quy hoạch hệ thống phân phối theo mô hình đô thị đa trung tâm; Giải pháp hiện đại hóa và số hóa chợ truyền thống; Tổ chức lại mạng lưới kho vận – trung tâm phân phối vùng; Phát triển thương mại điện tử; Tăng cường liên kết với hệ thống cảng biển, khu công nghiệp và hoàn thiện chính sách phát triển bán lẻ phù hợp với nhu cầu tiêu dùng mới.
Tuổi Trẻ Online tiếp tục cập nhật nội dung buổi tọa đàm.

Quang cảnh buổi tọa đàm chiều 11-7.

Ông Nguyễn Văn Dũng, phó chủ tịch UBND TP.HCM (bìa trái) trao đổi với các đại biểu – Ảnh: Q.ĐỊNH

Tọa đàm diễn ra tại phường Vũng Tàu thu hút đông đảo doanh nghiệp tham gia, góp ý kiến.

Đại diện nhiều ban, ngành, doanh nghiệp gặp gỡ tại tọa đàm – Ảnh: Q.ĐỊNH