Từ cơ chế chính sách mới, hạ tầng giao thông TP.HCM thay đổi diện mạo trước thềm đại lễ

hạ tầng giao thông - Ảnh 1.

Metro số 1 là công trình trọng điểm đã hoàn thành, vận hành chính thức cuối năm 2024, sau 17 năm triển khai xây dựng. Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên nay đã phục vụ gần 7 triệu lượt khách, thổi một làn gió mát vào hệ thống giao thông công cộng – Ảnh: CHÂU TUẤN

Dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của hạ tầng giao thông TP.HCM, với hàng loạt công trình lớn được khánh thành, khởi công và tiếp tục triển khai.

Dấu ấn không chỉ nằm ở từng công trình cụ thể, mà quan trọng hơn, thành phố đã xây dựng được nền tảng và cơ chế đặc biệt để hiện thực hóa những dự án quy mô trong tương lai.

Để đạt được kết quả ấn tượng này, cả hệ thống chính trị thành phố đã đồng lòng vào cuộc, huy động nguồn lực, tập trung chỉ đạo với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ thời gian”.

Nhờ đó các nút thắt, điểm nghẽn từng bước được tháo gỡ, mở đường cho nhiều dự án từ quy mô nhỏ đến trọng điểm về đích, phục vụ kịp thời nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế – xã hội.

Chính vì vậy trong vài năm trở lại đây, từ những công trình nhỏ đến trọng điểm đã lần lượt về đích, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Chỉ tính trong năm 2024 đã có khoảng 20 dự án, gói thầu về đích, còn năm nay có thêm 16 dự án, gói thầu hoàn thành.

Song song đó, Đảng bộ, chính quyền và ngành giao thông TP.HCM còn chủ động đề xuất Trung ương các cơ chế đặc thù đẩy mạnh chính sách phân cấp phân quyền, tự quyết để xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại.

Những “quả ngọt” hạ tầng giao thông TP.HCM

hạ tầng giao thông - Ảnh 2.

Với dự án vành đai 2 TP.HCM, nghị quyết 98 cũng mở ra nhiều thuận lợi để “gỡ nút thắt” cho tuyến đường này vốn đã dang dở suốt nhiều năm, đặc biệt là các đoạn 2, 3 như bị vướng mặt bằng, điều chỉnh vốn đầu tư – Ảnh: CHÂU TUẤN

hạ tầng giao thông - Ảnh 3.

Đối với dự án vành đai 3 TP.HCM đoạn qua TP Thủ Đức, trước 30-4 sẽ thông xe đoạn km tại nhánh cầu kết nối với cầu Nhơn Trạch nối TP.HCM – Đồng Nai. 14,7km đoạn trên cao qua TP Thủ Đức cũng được hoàn thành vào dịp cuối năm và cùng các địa phương hoàn thành toàn bộ công trình vào năm sau – Ảnh: CHÂU TUẤN

hạ tầng giao thông - Ảnh 4.

Vành đai 3 TP.HCM là dự án đầu tiên TP.HCM được giao nhiệm vụ làm cơ quan chuẩn bị, lập chủ trương đầu tư và là cơ quan đầu mối điều phối dự án liên vùng. Đây cũng là công trình đánh dấu cách làm mới, thần tốc trong công cuộc phát triển hạ tầng giao thông TP.HCM – Ảnh: CHÂU TUẤN

hạ tầng giao thông - Ảnh 5.

Thời gian qua, một loạt dự án cửa ngõ TP.HCM đang được khơi thông. Trong ảnh là toàn cảnh công trường nút giao An Phú nhìn từ trên cao – Ảnh: ĐỨC PHÚ

hạ tầng giao thông - Ảnh 6.

Khi hoàn thành, công trình xây dựng nút giao An Phú sẽ mở rộng cánh cửa phía đông TP.HCM, giảm kẹt xe. Nghị quyết 98 là cú hích cho phép thành phố có một số quy định đặc thù liên quan để bồi thường, hỗ trợ tái định cư và tính toán điều chỉnh linh hoạt kế hoạch vốn đầu tư công để đẩy nhanh tiến độ giải ngân – Ảnh: CHÂU TUẤN

hạ tầng giao thông - Ảnh 7.

Đầu năm 2025 ghi dấu một quyết sách táo bạo từ Trung ương đến địa phương đã trở thành hiện thực, khi Quốc hội đã ban hành nghị quyết 188 với các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị cho TP.HCM và Hà Nội. Từ cơ chế này, TP sẽ đầu tư và hoàn thiện 355km metro trong 10 năm – Ảnh: CHÂU TUẤN

hạ tầng giao thông - Ảnh 8.
hạ tầng giao thông - Ảnh 9.

Tiếp đà từ metro số 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch đầu tư và hoàn thiện 355km metro trong 10 năm và xa hơn nữa – Ảnh: CHÂU TUẤN

hạ tầng giao thông - Ảnh 10.

Khi áp dụng các cơ chế đặc biệt từ nghị quyết 188 của Quốc hội, tuyến metro số 2 có kế hoạch khởi công sớm hơn, dự kiến vào tháng 12-2025. Trong ảnh là đường Cách Mạng Tháng 8 – nơi tuyến metro này sẽ đi qua – Ảnh: ĐỨC PHÚ

hạ tầng giao thông - Ảnh 11.

Đường vành đai 4 đã chốt trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới, là dự án đường bộ lớn nhất vùng Đông Nam Bộ từ trước tới nay. TP.HCM một lần nữa được giao trọng trách thay mặt các tỉnh trình Chính phủ dự án tổng thể – Ảnh: CHÂU TUẤN

hạ tầng giao thông - Ảnh 12.

Vành đai 4 TP.HCM được đề xuất loạt cơ chế đặc biệt, dự kiến còn triển khai nhanh hơn cả đường vành đai 3 TP.HCM Trong ảnh là đoạn qua huyện Củ Chi – Ảnh: ĐỨC PHÚ

hạ tầng giao thông - Ảnh 13.

Đến nay, các cơ chế trong nghị quyết 98 đã có thành quả bước đầu. Bốn dự án BOT cửa ngõ quốc lộ 1, quốc lộ 13, quốc lộ 22, đường trục Bắc – Nam với tổng vốn gần 60.000 tỉ đồng đang được chuẩn bị mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư để triển khai. Trong ảnh là quốc lộ 1 – cửa ngõ TP.HCM về các tỉnh miền Tây thường xuyên ùn tắc – Ảnh: CHÂU TUẤN

hạ tầng giao thông - Ảnh 14.

Ngoài phối hợp với các bộ ngành triển khai đường sắt cao tốc Bắc – Nam nối đến Thủ Thiêm, TP.HCM đang nghiên cứu để đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt tốc độ cao đi Cần Giờ, đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành. Trong ảnh là đường Rừng Sác – tuyến độc đạo nối trung tâm TP.HCM với Cần Giờ. Theo kế hoạch hướng tuyến metro Cần Giờ sẽ đi dọc tuyến này – Ảnh: ĐỨC PHÚ

hạ tầng giao thông - Ảnh 15.

Lâu nay, để đi từ Cần Giờ qua Vũng Tàu người dân buộc phải “lụy phà” dù khoảng cách của hai địa phương không quá xa. Do đó nhiều người kỳ vọng sẽ có cây cầu vượt biển nối hai địa phương, để mở ra không gian phát triển hai chiều cho khu vực Cần Giờ và Vũng Tàu, xa hơn nữa là TP.HCM sau sáp nhập – Ảnh: CHÂU TUẤN